Nguyên tắc chung khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu được quy định ra sao?
Nguyên tắc chung khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuấ, nhập khẩu được quy định tại Điều 5 Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015 về Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể:
1. Quy trình thủ tục này áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC .
2. Đối tượng áp dụng quy trình là cơ quan hải quan, công chức hải quan có liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC .
3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Quy trình) tại Phần II Quyết định này gồm 05 bước cơ bản. Thủ tục hải quan đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể, tùy theo kết quả phân luồng có thể trải qua đủ cả 5 bước hoặc chỉ trải qua một số bước nhất định của Quy trình.
4. Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:
a) Thực hiện các công việc theo thẩm quyền quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC .
Căn cứ tình hình thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thể giao việc bằng văn bản cho Lãnh đạo Đội (nếu có) thực hiện việc phân công công chức kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan;
b) Tổ chức triển khai, giám sát việc thực hiện của công chức ở các bước trong quy trình đảm bảo đúng quy định.
5. Các quyết định, chỉ đạo của Chi cục trưởng; các ghi nhận của công chức được phân công xử lý tờ khai phải được ghi nhận vào Hệ thống VCIS. Trường hợp nội dung ghi nhận vượt quá số lượng ký tự cho phép trên Hệ thống (lớn hơn 1000 ký tự) thì thực hiện việc ghi nhận nội dung chi tiết tại Phiếu ghi kết quả kiểm tra và ghi nhận trên Hệ thống là “Nội dung chi tiết theo Phiếu ghi kết quả kiểm tra kèm hồ sơ lưu”.
6. Hệ thống tự động kiểm tra và xác định hàng hóa của tờ khai thuộc diện phải niêm phong hải quan để công chức hải quan thực hiện việc niêm phong biết và thực hiện.
Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ xác định tự động, công chức hải quan căn cứ quy định hiện hành để xác định hàng hóa thuộc diện niêm phong hoặc không phải niêm phong.
7. Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định việc chuyển sang thực hiện khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP . Trường hợp việc khai hải quan được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy, thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 Phần VIII Quy trình này.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc chung khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuấ, nhập khẩu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?