Tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ nào?
Tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau:
- Tư vấn cho người nhận con nuôi về điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội, nhu cầu và sở thích của trẻ em Việt Nam;
- Thay mặt người nhận con nuôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam;
- Hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác;
- Được cung cấp thông tin, pháp luật và tham gia các khóa bồi dưỡng về nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành;
- Thuê trụ sở, sử dụng lao động Việt Nam làm việc theo quy định của pháp luật;
- Chấp hành pháp luật, tôn trọng phong tục, tập quán của Việt Nam;
- Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi gửi Bộ Tư pháp;
- Hỗ trợ cha mẹ nuôi trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam cho trẻ em được nhận làm con nuôi;
- Nộp lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Việt Nam;
- Báo cáo tình hình hoạt động, chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời về những quyền và nghĩa vụ của tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật nuôi con nuôi 2010.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ 25/12/2024 là bao nhiêu?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?