Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu trên đường sắt đô thị

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu trên đường sắt đô thị được quy định ra sao? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Thái Hiền sinh sống và làm việc tại Nha Trang, Khánh Hòa. Theo thông tin tôi được biết thì Bộ Giao thông vận tải có ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt, để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu vấn đề này nhưng vẫn chưa hiểu lắm, nhờ ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu trên đường sắt đô thị được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ quy định tại Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu trên đường sắt đô thị được quy định như sau:

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về vận tải hoặc khai thác đường sắt đô thị;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.

2. Nhiệm vụ: Là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến;

3. Quyền hạn: Có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết.

Trên đây là nội dung tư vấn về Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu trên đường sắt đô thị. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 33/2018/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
173 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào