Ngân sách nhà nước chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự nào?
Ngân sách nhà nước chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
Ngân sách nhà nước chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp định giá lại tài sản theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 43 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự; trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại khoản 5 của Điều này và các chi phí cần thiết khác (nếu có).
Người có lỗi trong việc vi phạm thủ tục về định giá tài sản, quyết định việc cho miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án sai quy định dẫn đến việc ngân sách nhà nước phải chịu chi phí cưỡng chế có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước.
Trên đây là nội dung câu trả lời về những khoản cưỡng chế thi hành án mà ngân sách nhà nước phải chịu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 173/2004/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 1 phân vàng bằng bao nhiêu gam? Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do ai cấp?
- Bài phát biểu cảm tưởng kết nạp hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ấn tượng 2024?
- Mẫu thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 dành cho doanh nghiệp mới nhất?
- Các phường thuộc diện sắp xếp sáp nhập của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?