Xử lý đối với công trình hàng hải có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng

Xử lý đối với công trình hàng hải có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Thanh hiện đang  sống và làm việc tại Đồng Tháp. Tôi hiện đang tìm hiểu về bảo trì công trình hàng hải. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi xử lý đối với công trình hàng hải có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định tại cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! 

Xử lý đối với công trình hàng hải có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng được quy định tại Điều 15 Thông tư 52/2017/TT-BGTVT về quy định bảo trì công trình hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó: 

1. Công trình, bộ phận công trình hàng hải không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng là công trình, bộ phận công trình nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ biểu hiện qua các dấu hiệu như nứt, võng, lún, nghiêng hoặc các dấu hiệu nguy hiểm khác đến giá trị giới hạn theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

2. Khi phát hiện công trình, hạng mục công trình hàng hải có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng có trách nhiệm thực hiện các việc sau đây:

a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình và tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);

b) Quyết định thực hiện các biện pháp an toàn: hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản (nếu cần thiết) để bảo đảm an toàn và báo cáo ngay chính quyền địa phương nơi gần nhất hoặc Cảng vụ hàng hải tại khu vực;

c) Sửa chữa ngay những hư hỏng có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình.

3. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về biểu hiện xuống cấp về chất lượng công trình hàng hải, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương hoặc Cảng vụ hàng hải tại khu vực có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);

b) Quyết định áp dụng các biện pháp an toàn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền không chủ động thực hiện;

c) Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.

4. Trường hợp công trình hàng hải có thể sập đổ ngay, người có trách nhiệm bảo trì phải di dời khẩn cấp toàn bộ người ra khỏi công trình này và các công trình lân cận bị ảnh hưởng, báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất hoặc Cảng vụ hàng hải tại khu vực để được hỗ trợ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.

Khi nhận được báo cáo về tình huống công trình có thể sập đổ ngay, chính quyền địa phương, Cảng vụ hàng hải phải tổ chức thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn sau: ngừng sử dụng công trình, phong tỏa công trình và các biện pháp cần thiết khác theo quy định.

5. Chủ sở hữu, người quản lý, khai thác, sử dụng các công trình lân cận phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định tại khoản 4 Điều này khi được yêu cầu.

6. Trường hợp công trình hàng hải xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

7. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng, cơ quan quản lý nhà nước hoặc các phương tiện thông tin đại chúng biết khi phát hiện bộ phận công trình, công trình hàng hải xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng để xử lý kịp thời.

Trên đây là tư vấn về xử lý đối với công trình hàng hải có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 52/2017/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chúc sức khỏe và thành công! 

Công trình hàng hải
Hỏi đáp mới nhất về Công trình hàng hải
Hỏi đáp Pháp luật
Xây dựng công trình làm mất đi tác dụng công trình hàng hải bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn thì phải làm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công trình hàng hải bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quan trắc công trình hàng hải là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bảo dưỡng công trình hàng hải là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung công tác bảo trì công trình hàng hải được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp bảo trì công trình hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Tài liệu phục vụ bảo trì công trình hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác bảo trì công trình hàng hải
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công trình hàng hải
Thư Viện Pháp Luật
210 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công trình hàng hải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào