Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái quy định thì bị xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì hành vi thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái quy định sẽ bị xử phạt như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định của pháp luật;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này. Trường hợp không xác định được đối tượng để hoàn trả thì buộc nộp vào ngân sách nhà nước;
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái quy định) có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị buộc hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội các khoản tiền đã thu trái pháp luật. Trường hợp không xác định được đối tượng để hoàn trả thì buộc nộp vào ngân sách nhà nước.
Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt hành vi thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái quy định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Khen thưởng đảng viên dưới hình thức không theo định kỳ được thực hiện trong trường hợp nào?
- Hướng dẫn khai phiếu đảng viên các mục ở phần tiêu đề? Hướng dẫn khai phiếu đảng viên các mục ở phần nội dung?
- Mức tiền thưởng đối với đảng viên được khen thưởng theo hình thức khen thưởng định kỳ được quy định như thế nào?
- Để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, việc lập hồ sơ công nhận liệt sĩ của người hy sinh không thuộc quân đội, công an quản lý thực hiện ra sao?
- Đảng viên dự bị có thể bị kỷ luật đảng bằng các hình thức nào? Các nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng?