Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc phân công quản lý, điều hành hoạt động tạm nhập, tái xuất?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc phân công quản lý, điều hành hoạt động tạm nhập, tái xuất? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Bích Ngọc. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phân công quản lý, điều hành hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu được quy định là gì? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phân công quản lý, điều hành hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu đuợc quy định tại Điều 33 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:

- Tổ chức quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống kho bãi, bốc xếp, địa điểm tập kết hàng hóa, địa điểm tái xuất, nguồn điện và các điều kiện khác, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và lưu giữ, bảo quản hàng hóa tại khu vực tái xuất hàng hóa.

- Đánh giá nhu cầu và khả năng phát triển hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn; thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Công Thương để quy định địa điểm xây dựng hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn tỉnh.

- Căn cứ quy định hiện hành, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra chuyên ngành và đủ cơ sở vật chất cho các lực lượng này hoạt động để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu lưu thông trên địa bàn, bảo đảm yêu cầu về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hạn chế gian lận thương mại, thẩm lậu, buôn lậu, trốn thuế, ô nhiễm môi trường.

- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, liên quan có biện pháp điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trong trường hợp có ách tắc trên địa bàn; kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương diễn biến tình hình giao nhận hàng hóa trên địa bàn và đề xuất biện pháp quản lý để tránh ùn tắc tại các cảng, cửa khẩu.

- Chủ trì, thống nhất với các bộ, ngành trước khi công bố các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu đủ điều kiện để tái xuất hàng hóa khi đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước.

- Thực hiện việc thu phí đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm tăng cường nguồn thu ngân sách phục vụ việc đầu tư, nâng cấp hệ thống đường giao thông, bến bãi, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh trật tự tại các cửa khẩu.

- Thông báo kịp thời những thay đổi trong chính sách thương mại vùng biển của nước láng giềng đến Bộ Công Thương và các thương nhân để có kế hoạch điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tránh nguy cơ ách tắc tại các cảng, cửa khẩu.

- Chỉ đạo Sở Công Thương tỉnh thực hiện:

+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp trong việc duy trì điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất và thông báo cho Bộ Công Thương biết để phối hợp xử lý khi doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

+ Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công Thương tình hình hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa; tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trên địa bàn.

+ Thực hiện theo ủy quyền của Bộ Công Thương việc kiểm tra kho, bãi hoặc xác minh các giấy tờ liên quan đến điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này.

+ Thông báo đến Bộ Công Thương trường hợp phát sinh các vụ vi phạm quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trên địa bàn để phối hợp xử lý.

Trên đây là nội dung trả lời về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phân công quản lý, điều hành hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
Hỏi đáp mới nhất về Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở để xác định xăng dầu, hóa chất, khí đã xuất khẩu đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hướng dẫn thủ tục tái xuất khẩu gỗ đã được nhập về từ nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện được áp dụng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Báo cáo tình hình mua, sử dụng, tái xuất hoặc tiêu hủy thiết bị của máy trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài?
Hỏi đáp pháp luật
Giám sát hàng hóa tạm nhập, tái xuất được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa?
Hỏi đáp pháp luật
Phòng, chống bệnh dại trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh động vật qua lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn lưu giữ đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
Thư Viện Pháp Luật
305 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào