Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản từ ngày 15/10/2004 đến 01/01/2015 được quy định tại Điều 8 Luật phá sản 2004 với nội dung như sau:
- Việc tiến hành thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân cấp huyện do một Thẩm phán phụ trách, tại Toà án nhân dân cấp tỉnh do một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm có ba Thẩm phán phụ trách.
- Trong trường hợp Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì một Thẩm phán được giao làm Tổ trưởng.
Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định.
- Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán (sau đây gọi chung là Thẩm phán) có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, tiến hành thủ tục phá sản. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thẩm phán cung cấp tài liệu (bản sao) cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của Luật này.
- Thẩm phán chịu trách nhiệm trước Chánh án và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trên đây là nội dung trả lời về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản từ ngày 15/10/2004 đến 01/01/2015. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật phá sản 2004.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?
- Giỗ tổ 2025 vào ngày nào, thứ mấy? Giỗ tổ 2025 được nghỉ 3 ngày đúng không?
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Ngày giờ nào đẹp nhất để cúng ngày vía Thần Tài 2025?
- Xe tang có được vượt đèn đỏ không? Xe tang vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?