Pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành
Pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành được quy định tại Điều 11 Thông tư 13/2014/TT-BTP hướng dẫn thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:
Khi có quy phạm pháp luật mới được ban hành, cơ quan thực hiện pháp điển có trách nhiệm thực hiện pháp điển theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP và các quy định sau:
1. Tên gọi và số thứ tự của đề mục trong Bộ pháp điển
a) Trường hợp văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục được sửa đổi, bổ sung thì tên gọi của đề mục là tên gọi của văn bản được sửa đổi, bổ sung; cấu trúc của đề mục được xây dựng trên cơ sở bố cục của văn bản hợp nhất.
Trường hợp văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục được sửa đổi, bổ sung và có sự sửa đổi, bổ sung tên gọi thì tên gọi của đề mục là tên gọi mới của văn bản; cấu trúc của đề mục được xây dựng trên cơ sở bố cục của văn bản hợp nhất;
b) Xây dựng lại đề mục theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
Trường hợp có văn bản mới thay thế văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục thì tên gọi của đề mục xây dựng lại là tên gọi của văn bản thay thế và số thứ tự của đề mục được giữ nguyên.
Trường hợp có một văn bản mới thay thế nhiều văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của nhiều đề mục thì tên gọi của đề mục xây dựng lại là tên gọi của văn bản thay thế, số thứ tự của đề mục xây dựng lại là số thứ tự thấp nhất của các đề mục đó;
c) Trường hợp loại bỏ đề mục khỏi Bộ pháp điển theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP thì giữ nguyên tên và số thứ tự của đề mục đó; các đề mục khác cùng chủ đề trong Bộ pháp điển không bị thay đổi số thứ tự.
2. Ghi chú trong Bộ pháp điển
a) Trường hợp có văn bản bổ sung điều, mục, chương, phần mới vào văn bản đã được pháp điển thì ghi chú về nội dung bổ sung điều, mục, chương, phần, số, ký hiệu và thời điểm có hiệu lực của văn bản bổ sung;
b) Trường hợp có văn bản hủy bỏ, bãi bỏ phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản đã được pháp điển hoặc bãi bỏ toàn bộ văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP thì ghi chú về nội dung, văn bản bị hủy bỏ, bãi bỏ, số, ký hiệu và thời điểm có hiệu lực của văn bản hủy bỏ, bãi bỏ;
c) Trường hợp loại bỏ đề mục khỏi Bộ pháp điển theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP thì ghi chú về lý do loại bỏ khỏi Bộ pháp điển;
d) Trường hợp có một văn bản mới thay thế toàn bộ nhiều văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của nhiều đề mục theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, đối với những đề mục bị thay thế nhưng không xây dựng lại thì giữ nguyên tên, số thứ tự của đề mục đó và ghi chú về lý do loại bỏ khỏi Bộ pháp điển.
3. Trường hợp xây dựng lại đề mục theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, những quy phạm pháp luật còn hiệu lực của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản bị thay thế có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục được thực hiện pháp điển lại theo quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.
4. Kết quả pháp điển được trình bày theo mẫu số 04 kèm theo Thông tư này.
Trên đây là nội dung quy định về pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 13/2014/TT-BTP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?