Đối tượng nào có thẩm quyền thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật?
Thẩm quyền thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 3 Thông tư 13/2014/TT-BTP hướng dẫn thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:
Việc xác định cơ quan có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh pháp điển. Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản không đồng thời là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản đó hoặc có sự chuyển giao chức năng, nhiệm vụ từ cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản sang cơ quan khác thì các cơ quan này phối hợp với Bộ Tư pháp thống nhất cơ quan thực hiện pháp điển theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh pháp điển.
Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 13/2014/TT-BTP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn giải quyết hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động chi tiết 2025?
- hotichdientu.moj.gov.vn đăng nhập quản lý hộ tịch mới nhất năm 2025?
- Ngày 20 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thời giờ làm việc bình thường của người lao động ngày 20 tháng 2 2025 âm lịch tối đa mấy tiếng?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200 cập nhật mới nhất?
- Xe máy chạy quá tốc độ 10 20kmh phạt bao nhiêu năm 2025?