Việc phát sóng không được phép từ biển cả được quy định như thế nào?
Việc phát sóng không được phép từ biển cả được quy định được quy định tại Điều 109 Công ước về Luật biển năm 1982 với nội dung như sau:
- Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để trấn áp phát sóng không được phép từ biển cả.
- Trong Công ước “phát sóng không được phép” là các cuộc phát thanh và vô tuyến truyền hình nhằm vào quảng đại quần chúng từ một chiếc tàu hay một thiết bị ở biển cả vi phạm các quy chế quốc tế, trừ việc phát các tín hiệu cấp cứu.
- Người nào tiến hành truyền các cuộc phát sóng không được phép đều có thể bị truy tố trước tòa án của:
+ Quốc gia mà chiếc tàu phát sóng mang cờ;
+ Quốc gia đăng ký của thiết bị;
+ Quốc gia mà người nói trên là công dân;
+ Mọi quốc gia mà ở đó các cuộc phát sóng có thể thu được;
+ Mọi quốc gia có các đài thông tin vô tuyến được phép đã bị nhiễu do các cuộc phát sóng đó.
- Ở biển cả, một quốc gia có quyền tài phán ở theo đúng khoản 3, có thể theo đúng Điều 110 Công ước về Luật biển năm 1982, bắt bất kỳ người nào hay giữ bất kỳ chiếc tàu nào truyền các cuộc phát sóng không được phép và tịch thu phương tiện phát sóng.
Trên đây là nội dung trả lời về việc phát sóng không được phép từ biển cả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Công ước về Luật biển năm 1982.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền bị xử lý tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Công dân từ 18 đến 23 tuổi được ưu tiên miễn, giảm phí tên miền cấp 3 id.vn từ 25/12/2024?
- Định giá dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định như thế nào?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay?