Quy trình điều động công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Quy trình điều động công chức, viên chức được quy định tại Điều 21 Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:
1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch điều động hàng năm
a) Căn cứ vào các trường hợp điều động công chức, viên chức quy định tại Điều 19 Quy chế này, thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị nghiên cứu, đề xuất phương án Điều động, xây dựng dự thảo kế hoạch điều động hàng năm của đơn vị, trình thủ trưởng đơn vị ban hành trong quý I hàng năm. Trường hợp quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 19 có thể không đưa vào kế hoạch mà xem xét khi có phát sinh.
Nội dung dự thảo kế hoạch bao gồm: Các trường hợp dự kiến điều động trong nội bộ đơn vị; các trường hợp dự kiến điều động sang các cơ quan, đơn vị ngoài, thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng đơn vị; các trường hợp đề nghị Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ xem xét điều động sang cơ quan, đơn vị khác theo thẩm quyền của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ.
b) Thủ trưởng đơn vị tổ chức họp liên tịch tập thể lãnh đạo đơn vị, cấp ủy, đại điện tổ chức chính trị - xã hội, trưởng phòng và tương đương để thảo luận, thống nhất phương án Điều động, dự thảo kế hoạch.
c) Đối với các trường hợp dự kiến điều động sang các cơ quan, đơn vị ngoài, thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng đơn vị, sau khi họp liên tịch, Thủ trưởng đơn vị trao đổi với thủ trưởng và cấp ủy cơ quan, đơn vị nơi dự kiến điều động đến để thống nhất phương án đưa vào kế hoạch của đơn vị.
d) Căn cứ kết quả họp liên tịch và ý kiến thống nhất của cơ quan, đơn vị có liên quan, thủ trưởng đơn vị gửi dự kiến kế hoạch điều động hàng năm của đơn vị về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, xây dựng kế hoạch điều động chung hàng năm của Bộ đối với các trường hợp dự kiến điều động thuộc thẩm quyền quyết định của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ theo phân cấp.
đ) Căn cứ đề nghị của các đơn vị về việc điều động công chức, viên chức thuộc thẩm quyền Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ quyết định hoặc phê duyệt chủ trương và kết quả rà soát, đánh giá đội ngũ công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ; kết quả rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến cơ quan, đơn vị, chức danh và nhân sự điều động, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp xây dựng kế hoạch Điều động công chức, viên chức hàng năm của Bộ; xin ý kiến Lãnh đạo Bộ phụ trách về việc điều động công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng, xin ý kiến Ban cán sự Đảng về việc điều động công chức lãnh đạo cấp vụ; báo cáo Bộ trưởng xem xét, phê duyệt kế hoạch điều động công chức, viên chức hàng năm của Bộ.
Trường hợp đơn vị không chủ động đề xuất, Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, rà soát đề xuất đưa công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ vào xây dựng kế hoạch điều động công chức, viên chức hàng năm của Bộ theo quy định tại điểm này.
e) Căn cứ kế hoạch điều động công chức, viên chức hàng năm của Bộ được Bộ trưởng phê duyệt thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo rà soát và ban hành kế hoạch điều động công chức, viên chức đơn vị mình.
g) Ngoài việc điều động theo kế hoạch hàng năm, việc điều động có thể được thực hiện ngoài kế hoạch khi có phát sinh nhu cầu công tác đột xuất hoặc có sự biến động về tổ chức, cán bộ của các đơn vị.
2. Quy trình điều động đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng đơn vị hoặc trường hợp điều động trong nội bộ đơn vị thuộc thẩm quyền Lãnh đạo Bộ quyết định hoặc phê duyệt chủ trương:
a) Bước 1: Căn cứ kế hoạch điều động hàng năm của đơn vị hoặc kế hoạch điều động chung của Bộ, theo yêu cầu công tác, năng lực, sở trường hoặc nguyện vọng của công chức, viên chức, thủ trưởng đơn vị hoặc bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ gặp công chức, viên chức dự kiến được điều động để quán triệt mục đích, yêu cầu điều động đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức, viên chức được điều động; thông báo cho Trưởng phòng hoặc tương đương nơi đi và nơi đến về phương án, thời gian điều động.
b) Bước 2: Căn cứ thẩm quyền quyết định điều động theo phân cấp, thủ trưởng đơn vị ra quyết định điều động công chức, viên chức hoặc gửi đề nghị về Vụ Tổ chức cán bộ để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt chủ trương trước khi Thủ trưởng đơn vị ra quyết định hoặc để Lãnh đạo Bộ xem xét, ra quyết định điều động công chức, viên chức.
3. Quy trình điều động đối với trường hợp điều động sang cơ quan, đơn vị khác thuộc thẩm quyền Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ quyết định:
a) Bước 1: Căn cứ kế hoạch điều động công chức, viên chức hàng năm của Bộ, theo yêu cầu công tác, năng lực, sở trường hoặc nguyện vọng của công chức, viên chức, tùy từng trường hợp theo sự phân công của Ban cán sự Đảng hoặc Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ hoặc Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành gặp công chức, viên chức được điều động để quán triệt mục đích, yêu cầu điều động đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức, viên chức được điều động, gặp lãnh đạo đơn vị nơi đi, thủ trưởng đơn vị và cấp ủy nơi đến để thông báo về chủ trương, phương án, thời gian điều động và lấy ý kiến bằng văn bản của nơi đi và nơi đến.
Trường hợp công chức, viên chức được điều động sang các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thì việc lấy ý kiến thủ trưởng và cấp ủy cơ quan thi hành án dân sự (nơi đến) do Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện; việc lấy ý kiến cấp ủy hoặc chính quyền địa phương (cấp được phân cấp quản lý cán bộ) thì tùy từng trường hợp, Ban cán sự Đảng phân công Lãnh đạo Bộ hoặc Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự làm việc và lấy ý kiến bằng văn bản.
b) Bước 2: Trên cơ sở kết quả làm việc của bước 1, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định điều động công chức, viên chức Lãnh đạo cấp phòng; báo cáo Ban cán sự Đảng xem xét, quyết định điều động công chức Lãnh đạo cấp vụ và trình Bộ trưởng ký quyết định điều động Lãnh đạo cấp vụ.
4. Việc điều động và bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng sang giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng khác được thực hiện theo quy định tại Điều này và quy định về bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại Khoản 2.2 Điều 11, Khoản 2.2 Điều 12 Quy chế này.
Trong quá trình điều động, bổ nhiệm, việc tuyển dụng tiếp nhận đối với nhân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quy trình điều động công chức, viên chức. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?