Việc người bào chữa có mặt khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ được quy định như thế nào?
Việc người bào chữa có mặt khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ được quy định tại Điều 7 Thông tư 70/2011/TT-BCA hướng dẫn quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:
- Sau khi cấp giấy chứng nhận người bào chữa, Điều tra viên phải giao các quyết định tố tụng liên quan đến người được bào chữa cho người bào chữa và thông báo cách thức liên lạc của Cơ quan điều tra, Điều tra viên với họ khi cần thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can.
- Điều tra viên phải thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can cho người bào chữa trước 24 (hai mươi bốn) giờ, trường hợp người bào chữa ở xa có thể thông báo trước 48 (bốn mươi tám) giờ, trường hợp không thể trì hoãn được việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can thì Điều tra viên tiến hành lấy lời khai, hỏi cung và sau đó phải thông báo cho người nào chữa biết.
- Điều tra viên phải tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật trước khi người bào chữa có mặt khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can (bảo đảm người bào chữa không được sử dụng điện thoại, các thiết bị ghi âm, ghi hình…); giải thích quyền và nghĩa vụ của người bào chữa khi có mặt để Điều tra viên lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can. Khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, Điều tra viên và người bào chữa phải thực hiện theo quy định của điểm a khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự, nội quy Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và các quy định pháp luật có liên quan khác. Nếu phát hiện người bào chữa vi phạm pháp luật thì phải dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung và lập biên bản về việc này, báo cáo Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý.
Khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can nếu Điều tra viên đồng ý cho người bào chữa được hỏi người bị tạm giữ, bị can thì phải ghi câu hỏi của người bào chữa, câu trả lời của người bị tạm giữ, bị can vào trong biên bản lấy lời khai người bị tạm giữ, biên bản hỏi cung bị can. Khi kết thúc việc lấy lời khai, hỏi cung, Điều tra viên phải đọc lại hoặc đưa cho người bào chữa đọc lại biên bản lấy lời khai, biên bản hỏi cung, sau khi xác nhận đúng nội dung câu hỏi, trả lời thì yêu cầu người bào chữa ký vào biên bản. Trường hợp biên bản ghi chưa đầy đủ, chưa chính xác nội dung câu hỏi và trả lời, người bào chữa có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ghi ý kiến của mình trước khi ký vào biên bản.
- Khi người bào chữa đề nghị, Điều tra viên phải xác nhận thời gian làm việc thực tế của người bào chữa tham gia tố tụng trong quá trình điều tra vụ án.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc người bào chữa có mặt khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ . Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 70/2011/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?