Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can
Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can được quy định tại Điều 4 Thông tư 70/2011/TT-BCA hướng dẫn quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:
1. Khi giao Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ Quyết định khởi tố bị can cho bị can, Điều tra viên phải đọc và giải thích cho họ biết rõ về quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can theo Quy định tại Điều 48, Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự và lập biên bản giao nhận Quyết định. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không. Nếu người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam cần nhờ người bào chữa thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam là thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc các tổ chức thành viên của Mặt trận đề nghị tổ chức mà họ là thành viên cử người bào chữa cho họ thì Điều tra viên phải ghi ý kiến của người bị tạm giữ, bị can vào biên bản và hướng dẫn họ viết đề nghị bằng văn bản. Trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi người bị tạm giữ, tạm giam có văn bản đề nghị, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cử người bào chữa của họ cho tổ chức mà người bị tạm giữ, bị can là thành viên bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh;
b) Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhờ người bào chữa là người đại diện hợp pháp của họ thì Điều tra viên hướng dẫn họ viết văn bản đề nghị, trong văn bản ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ của người đại diện hợp pháp. Trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi người bị tạm giữ, bị can có văn bản đề nghị, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị của người bị tạm giữ, bị can cho người đại diện hợp pháp mà người bị tạm giữ, bị can nhờ bào chữa bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh;
c) Trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhờ người bào chữa là luật sư thì Điều tra viên hướng dẫn họ viết giấy yêu cầu luật sư, nếu yêu cầu đích danh luật sư bào chữa (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) thì trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ, Cơ quan Điều tra có trách nhiệm gửi giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can cho luật sư mà họ nhờ bào chữa bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh; trường hợp người bị tạm giữ, bị can viết giấy nhờ người thân (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) liên hệ nhờ luật sư bào chữa cho họ thì trong thời gian hạn 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi người bị tạm giữ, bị can có giấy nhờ người thân, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó cho người thân của người bị tạm giữ, bị can bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.
2. Trường hợp người bị tạm giữ, bị can chưa nhờ người bào chữa thì trong lần đầu lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, Điều tra viên phải hỏi rõ người bị tạm giữ, bị can có nhờ người bào chữa không và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Nếu người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhờ người bào chữa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp bị can phạm tội mà khung hình phạt đối với tội đó có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự; bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, nếu sau khi giải thích và thông báo cho bị can, người đại diện hợp pháp của họ về quyền được nhờ người bào chữa mà họ từ chối thì Cơ quan điều tra phải làm văn bản yêu cầu Đoàn luật sư thuộc địa bàn Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên tổ chức mình; trường hợp Đoàn luật sư, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận đã cử người bào chữa nhưng bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đề nghị thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì Điều tra viên phải lập biên bản ghi rõ ý kiến của họ. Trường hợp người bị tạm giữ, bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đề nghị thay đổi người bào chữa thì Cơ quan điều tra phải có văn bản yêu cầu Đoàn luật sư cử người khác bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người khác bào chữa cho thành viên tổ chức mình.
4. Trường hợp người bị tạm giữ, bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, Viện trưởng Viện kiểm sát đã có quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra thì Điều tra viên phải thông báo cho họ biết quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can theo quy định tại Điều 48, Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 70/2011/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?