Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có trách nhiệm gì?

Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có trách nhiệm gì? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Minh Lộc sinh sống và làm việc tại Vĩnh Long. Theo thông tin tôi được biết thì Bộ Giao thông vận tải có ban hành Thông tư quy định về kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Vì tính chất công việc nên tôi cũng có tìm hiểu vấn đề này, nhưng vẫn chưa rõ lắm, nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có trách nhiệm gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt  được quy định tại Điều 13 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định về kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, cụ thể như sau:

1. Cung cấp thông tin liên quan của người cảnh giới (họ tên, số điện thoại, địa chỉ) đến doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phối hợp thực hiện cảnh giới.

2. Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tiếp nhận thông tin hỗ trợ cảnh giới để được hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn giao thông đường sắt, kỹ năng tiếp nhận thông tin hỗ trợ cảnh giới và sử dụng trang thiết bị cảnh giới.

3. Quản lý, sử dụng trang thiết bị phục vụ cảnh giới tại điểm cảnh giới theo quy định.

4. Thực hiện theo thỏa thuận cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

5. Kịp thời thông báo đến doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự cố, tình trạng hư hỏng các trang thiết bị phục vụ cảnh giới tại điểm cảnh giới.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 28/2018/TT-BGTVT. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào