Động tác ngồi xuống, đứng dậy được quy định như thế nào trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân?
Động tác ngồi xuống, đứng dậy trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân được quy định tại Điều 15 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:
1. Động tác ngồi xuống
a) Khẩu lệnh: “NGỒI XUỐNG”;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Chân phải bước chéo qua chân trái, gót chân phải đặt ngang 1 phần 2 bàn chân trái;
- Cử động 2: Ngồi xuống ở tư thế 2 chân chéo nhau, hai tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt trên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải, khi mỏi đổi tay. Cán bộ, chiến sĩ nam có thể ngồi ở tư thế 2 chân để rộng bằng vai (hình 4a, b).
2. Động tác đứng dậy
a) Khẩu lệnh: “ĐỨNG DẬY”;
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Hai chân chéo nhau, hai bàn tay nắm lại chống xuống đất, cổ tay thẳng, lòng bàn tay hướng vào thân người, phối hợp hai chân đẩy người đứng dậy;
- Cử động 2: Chân phải đưa về tư thế đứng nghiêm.
Hình 4a: Ngồi hai chân chéo nhau
Hình 4b: Ngồi hai chân mở rộng bằng vai
Trên đây là nội dung tư vấn về động tác ngồi xuống, đứng dậy trong Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 18/2012/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Kể về một việc tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường lớp 3 chọn lọc 2025?
- Tham khảo bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Làm thế nào để bảo vệ đại dương?
- 28 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Người lao động nghỉ giữa giờ bao nhiêu phút khi làm việc 8 giờ ngày 28 tháng 2 2025 âm lịch?
- Tháng 2 2025 có ngày 29 dương lịch không? 29 tháng 2 là ngày gì mà 4 năm mới xuất hiện một lần?
- khaothi vnu edu vn đăng nhập Link đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Hà Nội HSA?