Trình tự giải quyết chôn cất đối với nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định như thế nào?
Trình tự giải quyết chôn cất đối với nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông đường sắt đô thị đuợc quy định tại Khoản 5 Điều 25 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành với nội dung như sau:
- Trường hợp nạn nhân bị chết có thân nhân đi cùng thì nhân viên phục vụ chạy tàu ga và thân nhân người bị nạn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt làm thủ tục theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp nạn nhân bị chết không có thân nhân đi cùng, nạn nhân không rõ tung tích, nhân viên phục vụ chạy tàu ga có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt làm thủ tục theo quy định tại Khoản 4 Điều 44 Luật Đường sắt;
- Trường hợp nạn nhân bị chết là người nước ngoài, nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga phối hợp với công an, chính quyền địa phương báo cáo về cơ quan công an cấp tỉnh để giải quyết.
Trên đây là câu trả lời về trình tự giải quyết chôn cất đối với nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông đường sắt đô thị. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 23/2018/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?