Các trường hợp kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Các trường hợp kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Khoản 18 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (có hiệu lực từ 5/6/2018), cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư mà quá chu kỳ nhưng không có sản phẩm xuất khẩu;
- Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
- Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;
- Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định và không đúng thực tế;
Đối với các trường hợp nêu tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều này, tổ chức cá nhân có văn bản giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Việc kiểm tra chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân không có giải trình hoặc cơ quan hải quan có căn cứ giải trình của tổ chức, cá nhân là không hợp lý
Trên đây là nội dung câu trả lời về các trường hợp kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 16 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 16 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 13 tháng 2 là ngày gì? Ngày 13 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 8 hay nhất?
- Xem Lịch 2025, lịch âm 2025, lịch vạn niên 2025 chi tiết, đầy đủ cả năm?
- Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Quảng Ninh?