Cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo
Cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo được quy định tại Khoản III Mục B Thông tư 60/2002/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội chữ thập đỏ Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
1/ Quản lý nguồn thuốc, vật tư, thiết bị y tế viện trợ:
- Thực hiện khám, chữa bệnh và cấp miễn phí thuốc theo đúng các đối tượng quy định của nhà tài trợ và các đối tượng qui định tại thông tư này. Nghiêm cấm việc bán thuốc, vật tư và thiết bị y tế từ nguồn viện trợ nhân đạo.
- Mở sổ sách theo dõi riêng tình hình nhập, xuất và tồn thuốc, hàng hoá viện trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Trường hợp thuốc, vật tư, thiết bị y tế được viện trợ không phù hợp với tuyến điều trị của cơ sở thì Hội chữ thập đỏ các cấp thành lập Hội đồng (gồm Hội chữ thập đỏ, cơ quan Tài chính- Vật giá đồng cấp, Sở Y tế hoặc Trung tâm y tế quận, huyện) để định giá và chuyển đổi thuốc, vật tư, thiết bị y tế khác cho phù hợp với nhu cầu. Việc chuyển đổi phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị. Nghiêm cấm sử dụng nguồn kinh phí do chuyển đổi thuốc ngoài mục đích khám, chữa bệnh nhân đạo.
2/ Các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ không phải thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước đối với nguồn kinh phí sử dụng cho các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí và được hưởng các chế độ khuyến khích về tài chính theo quy định tại Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 01/3/2000 của Bộ Tài chính đối với nguồn thu được từ hoạt động khám, chữa bệnh.
3/ Các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng các khoản thu, chi đối với dịch vụ khám, chữa bệnh có thu một phần viện phí và khám, chữa bệnh theo yêu cầu.
- Sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật, số chênh lệch giữa thu và chi từ nguồn viện phí, các cơ sở được trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi. Số còn lại được trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp khám chữa bệnh của cơ sở để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tỷ lệ trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định.
4/ Các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ phải mở sổ sách theo dõi, quản lý chi tiêu và thực hiện công tác báo cáo quyết toán theo đúng Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
5/ Định kỳ hàng quý, năm cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo có trách nhiệm báo cáo tình hình thu, chi tài chính cho Hội Chữ thập đỏ cùng cấp. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội chữ Thập đỏ và cơ quan tài chính cùng cấp.
Trên đây là nội dung quy định về cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 60/2002/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?