Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao
Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 38 Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018 về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
1. Chủ động xây dựng Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho các ngạch công chức, viên chức; Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2. Phối hợp với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao xây dựng Chương trình tập huấn phù hợp với từng đối tượng.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo các Điều kiện dạy và học có chất lượng.
4. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ và các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo Kế hoạch đã được Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt.
5. Thực hiện việc cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao . Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?