Các trường hợp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự 2015 và Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì các trường hợp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được quy định cụ thể như sau:
Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
- Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
- Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.
Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- 06 trường hợp bị thu hồi tên miền “.vn” từ 25/12/2024?
- Cách đánh số nhà mặt đường phố 2024? Kích thước gắn biển số nhà mặt đường phố là bao nhiêu?
- Đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Đường Vành đai 3 TPHCM có mấy làn xe?
- Dự kiến xét học bạ tuyển sinh đại học 2025 phải dùng điểm cả năm lớp 12?