Lập và phê duyệt KHKT chi tiết của tổ chức tài chính, ngân hàng
Lập và phê duyệt KHKT chi tiết của tổ chức tài chính, ngân hàng được quy định tại Điều 12 Quyết định 11/2017/QĐ-KTNN về quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:
1. Lập KHKT chi tiết
Căn cứ trên KHKT tổng quát của cuộc kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán xây dựng KHKT chi tiết theo mẫu KHKTchi tiết do Tổng KTNN quy định (trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá hệ thống KSNB; các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan; đánh giá mức độ rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán; xác định cách thức tiếp cận rủi ro đối với từng nội dung kiểm toán cụ thể; thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán, đối với từng nội dung kiểm toán cụ thể; thời gian kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán cụ thể, nhân sự của Tổ kiểm toán). KHKT chi tiết gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu; nội dung; phạm vi, giới hạn kiểm toán; đối tượng kiểm toán; đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán; xác định trọng yếu kiểm toán; xác định mẫu chọn kiểm toán cụ thể cho từng cơ sở dẫn liệu; phân công nhiệm vụ kiểm toán và tiến độ thời gian thực hiện công việc; phương pháp, thủ tục kiểm toán phải thực hiện…Lưu ý một số nội dung sau:
- Nghiên cứu và đánh giá chung về hệ thống KSNB, KTNB của đơn vị được kiểm toán:
+ Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát đạt được từ hệ thống kiểm soát của đơn vị được kiểm toán và ảnh hưởng tới bản chất và phạm vi của thủ tục kiểm toán chi tiết. KTV khi thực hiện kiểm toán phải đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát đạt được từ kiểm tra hệ thống KSNB của đơn vị. Khi đánh giá được mức độ rủi ro kiểm soát đạt được từ hệ thống KSNB, KTV có thể xác định bản chất và phạm vi thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết. Phạm vi của thử nghiệm cơ bản có thể tăng lên nếu kết quả kiểm tra hệ thống KSNB cho thấy hệ thống kiểm soát hoạt động không hiệu quả;
+ Công việc kiểm toán dựa trên sự đánh giá rủi ro của KTV. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá càng lớn thì cần nhiều bằng chứng kiểm toán tin cậy và phù hợp từ thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết. KTV xem xét để thu thập được sự đảm bảo kiểm toán từ quy trình phân tích trước, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết nếu thấy cần thiết.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát
+ KTV cần ghi chép các giải pháp tổng thể nhằm xác định các rủi ro đã được xác định về sai sót trọng yếu cũng như bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo, mối liên hệ giữa các thủ tục đó với các rủi ro đã xác định ở mức độ hợp lý của cơ sở dẫn liệu và kết quả của các thủ tục kiểm toán;
+ Phương pháp kiểm toán lựa chọn nhằm hạn chế những rủi ro này.
- Phân tích thông tin thu thập được để làm cơ sở xác định trọng yếu kiểm toán, rủi ro kiểm toán, phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu kiểm toán; những nội dung trọng tâm kiểm toán; các phương pháp kiểm toán cho từng khoản mục, nội dung kiểm toán.
2. Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết:
Thực hiện theo quy định tại mục 2 Điều 13 Quy trình kiểm toán của KTNN. Lưu ý: Trưởng đoàn phê duyệt KHKT chi tiết của Tổ kiểm toán trước khi triển khai kiểm toán. Trường hợp các thông tin liên quan đến đơn vị và đối tượng kiểm toán thu thập được khi khảo sát lập KHKT tổng quát còn chưa đầy đủ và không có điều kiện để khảo sát thêm, Tổ kiểm toán thực hiện lập KHKT chi tiết dựa trên các thông tin hiện có. Khi triển khai kiểm toán tại đơn vị sẽ thu thập, bổ sung các thông tin còn thiếu để hoàn thiện KHKT chi tiết trình Trưởng đoàn phê duyệt theo qui định của KTNN.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc lập và phê duyệt KHKT chi tiết của tổ chức tài chính, ngân hàng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Quyết định 11/2017/QĐ-KTNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?