Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn giao thông đường sắt được chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức nào?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 12 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì vấn đề này được quy định như sau:
Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn phải được giao lại cho trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga gần nhất để chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT.
Tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về trường hợp này như sau:
Trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga sau khi lập hoặc tiếp nhận Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn phải có trách nhiệm lập thành các bản sao Hồ sơ và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho các cơ quan, tổ chức sau:
- 01 bộ gửi cho cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt;
- 01 bộ gửi cho Phòng hoặc Đội Thanh tra - An toàn đường sắt thuộc Cục Đường sắt Việt Nam nơi gần nhất;
- 01 bộ gửi cho đơn vị trực tiếp quản lý khai thác đường sắt thuộc doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc 01 bộ cho doanh kinh doanh đường sắt chuyên dùng khi tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt chuyên dùng;
- Thời gian thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 4 Điều 12 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra.
Trên đây là câu trả lời về chuyển giao Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn giao thông đường sắt. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 23/2018/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản tổ chức 27/2 ngày Thầy thuốc Việt Nam mới nhất 2025?
- Các bước thực hiện hoàn thuế TNCN tự động theo Quyết định 108 từ 2025?
- 03 trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện từ 1/2/2025?
- Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời của Đảng viên năm 2025?
- CBCCVC có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu, hưởng chính sách thế nào?