Lập và phê duyệt Kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán

Lập và phê duyệt Kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Huấn. Đang tìm hiểu quy định về quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là việc lập và phê duyệt Kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành 

Lập và phê duyệt Kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán được quy định tại Điều 11 Quyết định 11/2017/QĐ-KTNN về quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

1. Trên cơ sở khảo sát, thu thập và đánh giá thông tin về hệ thống KTNB, KSNB, thông tin về tài chính và các thông tin khác về đơn vị được kiểm toán, Trưởng Đoàn/Tổ trưởng khảo sát lập kế hoạch kiểm toán (viết tắt KHKT) theo quy định tại Điều 11 Quy trình kiểm toán của KTNN và các đoạn 11 đến đoạn 35 CMKTNN 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính; đoạn 21 đến đoạn 48 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; đoạn 8 đến đoạn 38 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ. KHKT của cuộc kiểm toán thường có các nội dung cơ bản sau:

1.1. Mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định căn cứ vào định hướng kiểm toán hàng năm của KTNN; yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán hoặc vấn đề được kiểm toán. Tùy theo loại hình kiểm toán, mục tiêu của chủ yếu của cuộc kiểm toán là:

- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của thông tin tài chính, báo cáo tài chính.

- Kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, các quy định nội bộ của đơn vị được kiểm toán.

- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.

- Thông qua hoạt động kiểm toán chỉ ra các sai phạm và kiến nghị với đơn vị được kiểm toán về biện pháp khắc phục, chấn chỉnh công tác quản lý nội bộ; kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước; đề xuất với Chính phủ và cơ quan liên quan những kiến nghị sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính, tài sản công được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

1.2. Nội dung kiểm toán

Tùy theo tính chất của từng cuộc kiểm toán, nội dung kiểm toán được xác định theo quy định tại Điều 32 Luật KTNN. Thông thường nội dung kiểm toán được xác định căn cứ vào mục tiêu của cuộc kiểm toán; đặc điểm của đơn vị được kiểm toán, vấn đề được kiểm toán; yêu cầu của từng cuộc kiểm toán do Tổng KTNN quyết định nội dung kiểm toán; căn cứ vào yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán, tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán, Đoàn KTNN xác định những nội dung kiểm toán trọng tâm, trọng điểm trong những nội dung kiểm toán đã được xác định…

- Kiểm toán tài chính: đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

- Kiểm toán tuân thủ: đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.

- Kiểm toán hoạt động: đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.

1.3. Xác định tiêu chí kiểm toán

Tiêu chí kiểm toán được xác định cho từng cuộc kiểm toán phù hợp với mục đích, nội dung của cuộc kiểm toán, phù hợp với các dạng công việc là kiểm tra xác nhận hoặc kiểm tra đánh giá.Thực hiện xác định tiêu chí kiểm toán theo quy định tại khoản 3, Điều 11, Chương II của Quy trình kiểm toán của KTNN. Đối với kiểm toán tài chính, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các đoạn 26 đến đoạn 28 CMKTNN số 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính; đối với kiểm toán hoạt động, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các đoạn 37 đến đoạn 43 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; đối với kiểm toán tuân thủ, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các đoạn 28 đến đoạn 32 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

1.4. Phạm vi, giới hạn kiểm toán

a) Phạm vi kiểm toán: nêu những lĩnh vực hoạt động cần phải kiểm toán; xác định các nội dung, các đơn vị, các dự án, các vấn đề được kiểm toán chi tiết; danh sách các đơn vị được kiểm toán; quy mô, tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu được kiểm toán so với tổng thể của đơn vị được kiểm toán;

b) Thời kỳ kiểm toán: xác định rõ niên độ kế toán, hoặc khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc của chương trình, dự án hay công trình đầu tư XDCB,…

Trên đây là nội dung câu trả lời về lập và phê duyệt Kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Quyết định 11/2017/QĐ-KTNN.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
171 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào