Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật Bình đẳng giới 2006, theo đó:
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới;
b) Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
c) Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
Trên đây là tư vấn về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Luật Bình đẳng giới 2006. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Valentine 14 2 là valentine gì? 14 tháng 2 ai nên tặng quà cho ai?
- Người lao động mất khả năng điều khiển hành vi dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động thì có bị xử lý kỷ luật lao động không?
- Đã có Nghị định 21/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 9 Nghị định 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi?
- 2006 khi nào đi nghĩa vụ quân sự? Thời gian 2006 nhập ngũ ngày nào năm 2025?
- Tam Nguyên là rằm tháng mấy? Tam nguyên có phải là ngày lễ lớn theo quy định pháp luật không?