Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Minh Hiền là sinh viên năm 3 trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3. Theo thông tin tôi được biết thì Chính phủ có ban hành Nghị định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu. Vì đáp ứng nhu cầu hiểu biết, tôi có tìm hiểu về vấn đề này, nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu, Có hiệu lực từ 01/7/2018, nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định như sau:

1. Xây dựng kế hoạch, đề xuất, kiến nghị các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên tàu với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.

2. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi sau đây:

a) Đe dọa an toàn chạy tàu;

b) Ném các vật từ trên tàu xuống;

c) Làm hư hỏng trang thiết bị đoàn tàu, mất vệ sinh trên tàu;

d) Gây rối trật tự công cộng trên tàu;

đ) Đe dọa sức khỏe, tính mạng của hành khách và người đi tàu;

e) Trộm cắp tài sản của hành khách, nhân viên đường sắt, doanh nghiệp, hàng hóa, hành lý vận chuyển trên tàu;

g) Các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ trên tàu;

h) Các hành vi vi phạm pháp luật khác ở trên tàu.

3. Phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người thuê vận tải và hành khách đi tàu. Hướng dẫn người thuê vận tải, hành khách đi tàu tham gia bảo vệ an ninh, trật tự trên tàu;

b) Trong việc nắm vững tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên tuyến đường sắt có các đoàn tàu chạy qua;

c) Trong việc rà phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ, xử lý hành lý, hàng hóa, bưu phẩm và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm khi vận chuyển trên tàu;

d) Trong việc kiểm soát người và hành khách lên xuống tàu; trong việc giải quyết xử lý các tình huống cháy nổ, khủng bố, buôn lậu gian lận thương mại xảy ra trên tàu; trong việc tổ chức cấp cứu người bị thương trên tàu;

đ) Hỗ trợ Trưởng tàu trong việc thực hiện quyền hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính ở trên tàu;

e) Trong việc giải quyết, khắc phục sự cố thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt;

g) Trong việc ngăn chặn, xử lý cáchành vi vi phạm khác xảy ra trên tàu.

Trên đây là nội dung tư vấn về Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa. Để tìm hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị định 75/2018/NĐ-CP. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
336 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào