Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể như sau:
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Trên đây là nội dung tư vấn về những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
- Bí thư huyện ủy là ai? Bí thư huyện ủy có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội 2024?
- Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù tại TP. HCM?
- Có được thay đổi phạm vi công việc của từng nhà thầu trong hợp đồng đã ký với nhà thầu liên danh?