Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân được quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, cụ thể như sau:
- Đăng ký Hợp đồng cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này;
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
- Thực hiện đúng Hợp đồng cá nhân và nội quy nơi làm việc;
- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
- Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
- Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
- Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
- Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước mà người lao động đến làm việc.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?