Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Khoản 5 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
- Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP gửi cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP xem xét, quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý tài sản chưa phù hợp. Trường hợp vật liệu, vật tư thu hồi từ thanh lý tài sản được xử lý theo hình thức điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, ngoài Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc địa phương quản lý, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị, gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
- Quyết định thanh lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thanh lý; danh mục tài sản thanh lý (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý); hình thức thanh lý; hình thức xử lý vật liệu, vật tư thu hồi; quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
- Căn cứ Quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản và xử lý vật liệu, vật tư thu hồi theo quy định. Việc bán vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản, báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định 45/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Trên đây là nội dung trả lời về trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 45/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?