Phân biệt điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ, công chức?
Phân biệt điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ, công chức?
Phân biệt điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ, công chức? (Hình từ Internet)
Căn cứ pháp lý: Luật Cán bộ, công chức 2008; Luật Viên chức 2010; Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Tiêu chí | Điều động | Biệt phái | Luân chuyển |
Khái niệm | Là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.(Khoản 10 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008) | - Là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.(Khoản 12 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008) - Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.(Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010) | Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.(Khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008) |
Đối tượng | Cán bộ, công chức | Công chức, viên chức | Cán bộ, công chức |
Chủ thể có thẩm quyền điều động, biệt phái, luân chuyển | Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. (Khoản 2 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP) | - Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức. (biệt phái công chức)(Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008) - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. (biệt phái viên chức)(Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010) | Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật. (Khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP) |
Điều kiện thực hiện | - Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. (Khoản 1 Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008) - Theo yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. (Khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008) | - Theo yêu cầu nhiệm vụ. (Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008) - Theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. (Khoản 1 Điều 53 Luật Viên chức 2010) | - Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.(Khoản 1 Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008) - Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.(Khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008) |
Thời hạn | Không quy định. | Không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. (Khoản 2 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008 và Khoản 2 Điều 36 Luật Viên chức 2010) | Không quy định. |
Phân công nhiệm vụ | Cán bộ, công chức được điều động thì phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. | - Công chức được biệt phái thì phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái. (Khoản 3 Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008) - Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.(Khoản 3 Điều 36 Luật Viên chức 2010) | Cán bộ, công chức được luân chuyển phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. |
Trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác | Đơn vị sự nghiệp công lập cán bộ, công chức được điều động đến có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được điều động đến. | Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.(Khoản 4 Điều 36 Luật Viên chức 2010). Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm. (Khoản 3 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP) | Đơn vị sự nghiệp công lập cán bộ, công chức được luân chuyển đến có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được luân chuyển đến. |
Trở về đơn vị công tác cũ | Không có quy định. | - Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái. (Khoản 5 Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008) - Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. (Khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010) | Không có quy định. |
Đối tượng không được điều động, biệt phái, luân chuyển | Không có quy định. | - Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. (Khoản 6 Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008) - Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc. (Khoản 3 Điều 56 Luật Viên chức 2010) | Không có quy định. |
Trên đây là nội dung phân biệt giữa điều động, biệt phái và luân chuyển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại các văn bản pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?