Bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang đối với đường ngang không có người gác được quy định ra sao?
Bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang đối với đường ngang không có người gác được quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2018, cụ thể như sau:
a) Đường ngang tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động:
Cần chắn tự động (nếu có).
Cọc tiêu, hàng rào chắn cố định.
Vạch kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải;
Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ.
Đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh.
Các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.
b) Đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo hiện có:
Cọc tiêu.
Vạch kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.
Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ.
Các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.
Trên đây là nội dung tư vấn về Bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang đối với đường ngang không có người gác. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 25/2018/TT-BGTVT, Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
- Thời hạn thuê đất công ích theo Luật Đất đai 2024 là bao lâu?