Nghề, công việc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Nghề, công việc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến nghề hoặc công việc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Hoàng Hải (090779***)

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục XVII Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Lặn sưu tầm mẫu vật biển và nghiên cứu hệ sinh thái ngầm.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, làm việc trong điều kiện sóng lớn, tư thế lao động gò bó.

2

Đo liều phóng xạ, kiểm xa môi trường; vận hành, bảo dưỡng máy phát Notro NA-3C máy gia tốc Microtron M-17

Tiếp xúc thường xuyên với các nguồn phóng xạ liều cao.

Điều kiện lao động loại V

3

Gia công, chế tạo, đo đạc, phân tích mẫu phóng xạ.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ liều cao.

4

Nghiên cứu và sử dụng các nguồn phóng xạ trong các phòng thí nghiệm.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ cao.

5

Thủ kho, bảo quản các nguồn mẫu phóng xạ.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ liều cao.

6

Nghiên cứu công nghệ chế tạo các vật liệu vô cơ và các chất xúc tác.

Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: H2SO4, HNO3, xilen...

7

Phân tích thành phần hoá học và xác định cấu trúc mẫu xạ hiếm.

Chịu ảnh hưởng của các chất phóng xạ và các hoá chất độc như:Hg, H2SO4, HF, benzen...

8

Tổng hợp và phân tích các chất hữu cơ.Tiếp xúc với các hoá chất và dung môi hữu cơ nồng độc cao như: benzen, toluen, clo, methanol...

 

9

Xử lý và làm tiêu bản thực vật.

Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại như: HgCl, alocol, asen, foomaldehyt.

10

Sinh học phân tử và công nghệ gen.

Tiếp xúc với các hoá chất độc hại như: KCl, clorofooc,tretrodoxin và các chất gây đột biến gen.

11

Công nghệ vi sinh vật

Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: HgCl2, clorofooc, axeton..., các chất gây đột biến gen và vi sinh vật gây bệnh.

12

Công nghệ tế bào động, thực vật.

Tiếp xúc hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, tuluen, clorofooc, axeton và các chất đồng vị phóng xạ.

Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
165 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào