Nghề, công việc trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Nghề, công việc trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến nghề hoặc công việc trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Xuân Trường (0907***)

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục I Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Nấu đúc phôi nhôm, đồng để cán dây điện

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, hơi khí độc

2

Nấu luyện ăngtimon bằng lò phản xạ

Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp xúc với As, CO, SiO2, Sb.

3

Nấu, luyện thiếc có Asen bằng lò phản xạ

Thường xuyên tiếp với nhiệt độ cao, As, CO, SiO2, Sb.

4

Thiêu khử khí asen, lưu huỳnh trong quặng thiếc, quặng ăngtimon.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, As, CO, SiO2, chì và Sb.

5

Luyện quặng chì.

Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp xúc với As, CO, SiO2, chì và Sb.

6

Tuyển nổi quặng kim loại mầu, thuỷ luyện kim loại (hoà, tách, ngâm, chiết)

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc H2SO4, CuSO4, ZnSO4, Clo và Sb.

7

Nấu luyện ZnO thành bột bằng lò phản xạ, lò quay

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, Pb, CO, ZnO.

8

Vận hành, sửa chưa thiết bị thu bụi kim loại mầu trong buồng bụi tĩnh điện ZnO.

Thường xuyên làm việc trong điều kiện nhiệt độ vao, tiếp xúc với hơi chì,

9

Nấu rót kim loại.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng và hơi khí độc.

10

Nung, đúc liên tục phôi cán thép.

Công việc nặng nhọc,chịu tác động của nóng, ồn, bụi.

Ngoài ra, Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995; Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành cũng quy định về nghề, công việc trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo thêm tại các Quyết định này.

Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 và các văn bản khác có liên quan.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
240 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào