Thủ tục kháng cáo phúc thẩm theo Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thủ tục kháng cáo phúc thẩm được quy định cụ thể như sau:
- Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
- Đơn kháng cáo có các nội dung chính:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
+ Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
+ Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
- Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục kháng cáo phúc thẩm theo Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?