Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra tỉnh về phòng, chống tham nhũng là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra tỉnh về phòng, chống tham nhũng được quy định tại Khoản 8 Điều 2 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Tổng Thanh tra Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành với nội dung như sau:
- Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;
- Tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi địa phương mình; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ;
- Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Trên đây là câu trả lời về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra tỉnh về phòng, chống tham nhũng. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?
- Tổng hợp Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?