"Hiệp sĩ" khi tham gia bắt cướp bị giết chết thì được hưởng chế độ gì?

"Hiệp sĩ" khi tham gia bắt cướp bị giết chết thì được hưởng chế độ gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Trường Sơn, hiện tôi đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Chế độ đối với "Hiệp sĩ" bị giết chết khi tham gia bắt cướp quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đối với vấn đề này, căn cứ theo Điểm e Khoản 2 Điều 5 Quyết định 47/2012/QĐ-TTg thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm do Thủ tướng Chính phủ ban hành và được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 168/2013/TTLT-BTC-BCA thì Chế độ đối với những "Hiệp sĩ" (người) bị thiệt hại về tính mạng khi tham gia bắt cướp được quy định cũng giống như chế độ đối với những người bị thiệt hại về tính mạng khi tham gia phòng, chống ma túy quy định tại Nghị định 103/2002/NĐ-CP.

Theo đó, tại Điều 9 Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì việc trợ cấp đối với những người bị thiệt mạng khi tham gia bắt cướp được trích từ quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh được quy định như sau:

- Thiệt hại về tính mạng đối với người tham gia bắt cướp, tham gia phòng, chống tội phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng.

- Gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng được trợ cấp một lần bằng tiền; mức trợ cấp bao gồm các chi phí thực tế theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 103/2002/NĐ-CP, nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng cho một người chết.

Cùng với đó, tại Khoản B Mục IV Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn chi tiết hơn về Điều 9 Nghị định 103/2002/NĐ-CP như sau:

- Thiệt hại về tính mạng được xem xét để trợ cấp bao gồm: 

+ Chi phí thực tế, hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại về tính mạng trước khi chết, bao gồm: tiền thuốc, tiền viện phí, chi phí cho người chăm sóc và chi phí khác (nếu có); 

+ Chi phí thực tế, hợp lý cho việc mai táng, bao gồm: tiền thuê xe, tiền mua quan tài, tiền mua hương nến, vải liệm và chi phí khác (nếu có); 

- Việc trợ cấp cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng được thực hiện một lần bằng tiền nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng/đối tượng. 

- Trình tự, thủ tục giải quyết việc trợ cấp trong trường hợp này được thực hiện như sau: 

Gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng gửi đơn, giấy chứng tử, những giấy tờ, hoá đơn, chứng từ xác nhận các chi phí thực tế theo quy định tại Khoản 1 mục B phần IV Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại khoản 1 mục c phần II Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP để đề nghị được trợ cấp. 

Sau khi nhận được đơn đề nghị trợ cấp của gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải tiến hành ngay các thủ tục theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 11 Nghị định 103 và Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP để ra quyết định hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.

Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì mỗi "Hiệp sĩ" sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng tiền với mức trợ cấp tối đa không quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng đối với mỗi "Hiệp sĩ".

Trên đây là nội dung trả lời về Chế độ đối với "Hiệp sĩ" bị thiệt hại về tính mạng khi tham gia bắt cướp. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 47/2012/QĐ-TTg.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
184 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào