Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và NLĐ?

Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Quý Bình sinh sống và làm việc tạp Phan Thiết, Bình Thuận. Vừa qua, trên khắp các trang báo có đăng tải nhiều thông tin đáng buồn về tình hình mâu thuẫn giữa cán bộ giáo viên với học sinh cũng như phụ huynh học sinh. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên cũng nên xem xét lại công tác quản lý của Bộ giáo dục. Cụ thể Ban biên tập cho tôi hỏi: Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0975***)

Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo đối với đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động được quy định tại Mục 4 Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT năm 2018 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:

- Cán bộ quản lý, đặc biệt người đứng đầu các cơ sở giáo dục phải gương mẫu, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, người lao động, người học thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, nền nếp, kỷ cương trường học; có biện pháp ngăn ngừa, can thiệp hỗ trợ kịp thời không để xảy ra tình trạng giáo viên, nhân viên và người lao động vi phạm đạo đức.

- Giáo viên, nhân viên và người lao động phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Khắc phục tình trạng quản lý, giáo dục “quyền uy”, áp đặt đối với học sinh. Đặc biệt, các thầy giáo, cô giáo phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn hình ảnh, uy tín, danh dự “người thầy”; luôn “tự soi”, “tự sửa”; thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trên đây là nội dung tư vấn về Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo đối với đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT năm 2018. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Đạo đức nhà giáo
Hỏi đáp mới nhất về Đạo đức nhà giáo
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các cơ sở đào tạo giáo viên?
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các sở giáo dục và đào tạo?
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và NLĐ?
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp pháp luật
Việc giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đạo đức nhà giáo
Thư Viện Pháp Luật
509 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đạo đức nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đạo đức nhà giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào