Thủ tục thực hiện quyền Trưng cầu giám định và lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm trong quá trình thanh tra an toàn thực phẩm
Thủ tục thực hiện quyền Trưng cầu giám định và lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm trong quá trình thanh tra an toàn thực phẩm được quy định tại Tiểu Mục 4.3 Mục 4 Quyết định 4988/QĐ-BYT năm 2016 về Quy trình thanh tra an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:
a) Về Trưng cầu giám định
Trường hợp cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận như theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện cụ thể như sau:
a) Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, cơ quan, tổ chức giám định.
b) Cơ quan, tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định.
c) Kinh phí trưng cầu giám định do cơ quan tiến hành thanh tra chi trả, trường hợp đối tượng thanh tra có sai phạm thì kinh phí giám định sẽ do đối tượng thanh tra chi trả, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
d) Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng kinh phí trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quyết định trưng cầu giám định được thực hiện theo Mẫu số 19/TTr - ATTP; Công văn về việc trưng cầu giám định được thực hiện theo Mẫu số 20/TTr - ATTP ban hành kèm theo Quyết định này.
b) Về lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm
Trường hợp cần có sự đánh giá về chất lượng, vệ sinh an toàn của thực phẩm thì Trưởng đoàn thanh tra quyết định việc lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm. Việc lấy mẫu thực phẩm thực hiện theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, yêu cầu đối với người lấy mẫu phải là thành viên của đoàn thanh tra; được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm; phải trực tiếp lấy mẫu tại cơ sở hoặc theo chỉ định của đoàn thanh tra; phải tiến hành lập Biên bản lấy mẫu, Biên bản bàn giao mẫu và dán tem niêm phong theo mẫu quy định.
Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để thanh tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc thanh tra chi trả. Căn cứ kết quả kiểm nghiệm, cơ quan ra quyết định thanh tra an toàn thực phẩm kết luận tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm cho cơ quan tiến hành thanh tra theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn thực phẩm.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục thực hiện quyền Trưng cầu giám định và lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm trong quá trình thanh tra an toàn thực phẩm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề nàu bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 4988/QĐ-BYT năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?