Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt được quy định như thế nào?
Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng không nhỏ hơn trị số sau:
- Đối với đường sắt khổ 1000 milimét là 5,3 mét;
- Đối với đường sắt khổ 1435 milimét là 6,55 mét;
- Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,7 mét;
- Đối với tuyến đường sắt đô thị là 6,3 mét áp dụng phương thức lấy điện trên cao; 4,3 mét đối với tuyến đường sắt đô thị áp dụng phương thức lấy điện từ ray thứ ba;
- Đối với các tuyến đường sắt hiện hữu đang khai thác không thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này, khi cải tạo, nâng cấp công trình vi phạm phạm vi bảo vệ đường sắt, chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.
Trên đây là nội dung trả lời về Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 56/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?