Nguyên tắc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì Việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Đặt tên, đổi tên tuyến, ga đường sắt
+ Các tuyến, ga đường sắt hiện hữu được giữ nguyên tên như hiện nay;
+ Trường hợp thay đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu, phải đặt tên theo quy định của Nghị định này trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đường sắt đi qua;
+ Tên tuyến đường sắt được đặt theo tên điểm đầu và điểm cuối của tuyến hoặc đặt tên theo số thứ tự hoặc ký tự liên tục. Điểm đầu, điểm cuối là tên của địa danh nơi có ga đầu, ga cuối của tuyến;
+ Trường hợp tuyến đường sắt nhánh có kết nối với tuyến đường sắt chính, điểm đầu của tuyến đường sắt nhánh này được tính tại vị trí kết nối với tuyến đường sắt chính;
+ Tên ga được đặt theo địa danh, tên các danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc, tên di tích lịch sử - văn hóa tại vị trí đặt ga, theo số thứ tự hoặc ký tự;
+ Tên ga trên một tuyến không được trùng nhau, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của địa phương nơi đặt ga và đất nước.
- Tên tuyến, tên ga đường sắt phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định 56/2018/NĐ-CP chịu trách nhiệm công bố tên tuyến, tên ga đường sắt theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung trả lời về Nguyên tắc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 56/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?