Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra, giám định quy định tại Điều 5 Quyết định 170/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
1. Yêu cầu Điều tra viên, cán bộ Điều tra hoặc những người biết về vụ việc cung cấp các thông tin liên quan đến vụ việc cần khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
2. Kiểm sát viên phải kiểm sát thành Phần tiến hành, tham gia việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra bảo đảm đúng thẩm quyền, thành Phần theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3. Yêu cầu Điều tra viên, cán bộ Điều tra thu giữ, niêm phong, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật hoặc dữ liệu điện tử có liên quan đến vụ việc khám nghiệm; lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, vẽ sơ đồ hiện trường theo đúng quy định của pháp luật.
4. Kiểm sát chặt chẽ việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra và giám định, kịp thời đề ra các yêu cầu cho Điều tra viên, cán bộ Điều tra, người có chuyên môn, Giám định viên kỹ thuật hình sự, Giám định viên pháp y thu thập, làm rõ các dấu vết thương tích, giải phẫu tử thi để xác định nguyên nhân chết, sơ bộ kết luận về nguyên nhân chết của nạn nhân (nếu có thể) để phục vụ công tác truy nguyên hình sự và truy tìm người phạm tội đối với những vụ án không quả tang.
5. Yêu cầu Điều tra viên, cán bộ Điều tra, người có chuyên môn, Giám định viên kỹ thuật hình sự, Giám định viên pháp y xác định chính xác phạm vi hiện trường, bao gồm cả hiện trường chính, hiện trường phụ, hiện trường giả của vụ án, hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị thay đổi; mở rộng hiện trường để truy tìm dấu vết và công cụ, phương tiện phạm tội. Phát hiện, mô tả, thu thập đầy đủ, trung thực, khách quan mọi dấu vết liên quan đến tội phạm và người phạm tội tại hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
6. Kiểm tra, đối chiếu giữa sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra và các tài liệu liên quan khác so với thực tế hiện trường, diễn biến quá trình khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra để bảo đảm chính xác, khách quan, toàn diện và theo đúng quy định của pháp luật.
7. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra phải có mặt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, ký tên vào sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và thực nghiệm Điều tra.
8. Mọi trường hợp Kiểm sát viên không trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra thì không được ký vào các loại biên bản trên
Trên đây là nội dung trả lời về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm Điều tra, giám định. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Quyết định 170/QĐ-VKSTC năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?