Nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước là gì?

Nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Thanh Rin, hiện tôi đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước là gì? Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 29 Thông tư 16/2011/TT-NHNN quy định về kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì Nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước được quy định như sau:

- Xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết, đề cương kiểm toán theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn kiểm toán; chỉ đạo, điều hành Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;

- Quản lý các thành viên của Đoàn kiểm toán trong thời gian thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, kịp thời phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh những sai phạm của các thành viên trong Đoàn kiểm toán;

- Chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của Đoàn kiểm toán, kịp thời xử lý những vấn đề vướng mắc với đơn vị được kiểm toán trong phạm vi kiểm toán; báo cáo ngay với Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ những vấn đề vướng mắc không thuộc thẩm quyền xử lý;

- Chỉ đạo, kiểm tra việc thu thập bằng chứng kiểm toán; ghi chép trong quá trình thực hiện kiểm toán và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiểm toán;

- Tổng hợp kết quả kiểm toán, tổ chức thảo luận trong Đoàn kiểm toán để thống nhất ý kiến về việc đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong dự thảo báo cáo kiểm toán; báo cáo Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ về tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán và kết quả hoạt động kiểm toán. Trường hợp phát hiện vi phạm nghiêm trọng, báo cáo Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ trình Thống đốc xử lý kịp thời;

- Tổ chức cuộc họp thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm toán với đơn vị được kiểm toán. Cuộc họp phải được ghi thành biên bản. Nội dung biên bản cuộc họp thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm toán phải ghi đầy đủ, trung thực, chính xác những ý kiến phát biểu của các thành viên tham gia dự họp, đặc biệt là những ý kiến chưa thống nhất giữa Đoàn kiểm toán với đơn vị được kiểm toán và những đề xuất, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, sau khi thông qua dự thảo báo cáo tại đơn vị được kiểm toán, có trách nhiệm trình Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ dự thảo báo cáo kiểm toán kèm theo biên bản cuộc họp thông qua dự thảo báo cáo kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán, báo cáo kết quả kiểm toán của từng thành viên trong đoàn và các tài liệu khác có liên quan để thực hiện thẩm định báo cáo kiểm toán (dự thảo báo cáo kiểm toán gửi qua đường công văn về Vụ Kiểm toán nội bộ theo chế độ gửi tài liệu “Mật”). Trường hợp sử dụng phần mềm trong quá trình thực hiện kiểm toán, thực hiện theo quy trình kiểm toán trên máy tính;

- Hoàn chỉnh báo cáo kiểm toán sau khi đã thống nhất với bộ phận thẩm định báo cáo kiểm toán.Trong trường hợp chưa thống nhất phải báo cáo lãnh đạo Vụ Kiểm toán nội bộ xem xét, quyết định;

- Ký báo cáo kiểm toán, đồng thời chịu trách nhiệm về những số liệu, bằng chứng, đánh giá, nhận xét, kết luận của Đoàn kiểm toán đã được nêu trong báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán chính thức được ban hành phải có chữ ký của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ và Trưởng đoàn kiểm toán.

Trên đây là nội dung trả lời về Nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 16/2011/TT-NHNN.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 21 tháng 7 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? Người lao động có được nghỉ lễ hưởng nguyên lương ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Hội thi trực tuyến Công đoàn TPHCM tiếp nối truyền thống - vững bước phát triển năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 18 tháng 7 năm 2024 là thứ mấy, bao nhiêu âm lịch? Quy định giờ làm việc của người lao động trong ngày này?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 17 tháng 7 là ngày gì? Ngày 17 tháng 7 là ngày bao nhiêu âm? Tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 14 tháng 7 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 thì tỷ lệ đô thị hóa vùng Thủ đô và Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt tỷ lệ bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội: Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, dân số - lao động đến năm 2030 đạt bao nhiêu triệu người?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
207 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào