Yêu cầu về khu đất xây dựng và qui hoạch tổng mặt bằng cơ quan hành chính nhà nước
Yêu cầu về khu đất xây dựng và qui hoạch tổng mặt bằng cơ quan hành chính nhà nước được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế như sau:
6.1. Quy hoạch công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp thực hiện theo nguyên tắc tập trung và phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng;
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miền;
- Khắc phục tình trạng phân tán, manh mún;
- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, công dân đến liên hệ, giao dịch;
- Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
6.2. Vị trí khu đất xây dựng công sở phải đạt các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Diện tích đất xây dựng phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện đất đai của từng địa phương;
- Giao thông thuận tiện;
- Hạ tầng kỹ thuật khu vực đảm bảo, thông tin liên lạc hiện đại, đồng bộ;
- Đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;
- Có khả năng mở rộng trong tương lai.
6.3. Quy hoạch tổng mặt bằng phải có bố cục không gian kiến trúc hiện đại, mật độ xây dựng hợp lý, tạo sự hài hòa giữa bộ mặt kiến trúc đô thị với cảnh quan kiến trúc khu vực.
6.4. Công trình phải được bố trí có khoảng lùi để đảm bảo tầm nhìn và an toàn giao thông. Quy định về khoảng lùi tuân theo quy định về quy hoạch xây dựng [3].
6.5. Tùy theo quỹ đất địa phương, trường hợp công sở được đầu tư xây dựng mới thì diện tích xây dựng công trình không lớn hơn 50 % diện tích khu đất. Trường hợp công sở được đầu tư xây dựng lại thì diện tích xây dựng công trình không được lớn hơn 70 % diện tích khu đất.
6.6. Quy hoạch tổng mặt bằng phải đảm bảo mật độ xây dựng hợp lý cho từng cấp công trình, đảm bảo mật độ cây xanh tối thiểu 30 %. Khuyến khích xây dựng công sở nhiều tầng đặc biệt là công sở tại đô thị loại III trở lên để tiết kiệm đất, giảm mật độ xây dựng và tạo sự bề thế, trang nghiêm, hiện đại cho công sở.
6.7. Quy hoạch tổng mặt bằng thuận lợi cho việc thiết kế đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, giao thông, sân vườn… theo yêu cầu sử dụng. Trong khuôn viên xây dựng công sở có chỗ để xe phù hợp với quy mô và cấp công sở. Công sở cấp Bộ và công sở cấp tỉnh xây dựng tại đô thị loại I trở lên phải có tầng hầm. Khuyến khích các công sở có tầng hầm để xe và đáp ứng yêu cầu về phòng thủ dân sự.
6.8. Sân, đường nội bộ, vườn hoa cây xanh được bố trí hợp lý, tạo điều kiện để công trình tiếp cận với môi trường tự nhiên và thuận tiện cho xe cứu hỏa ra vào khi có sự cố cháy nổ. Công trình nên có hàng rào bao quanh, cổng và phòng bảo vệ để bảo đảm an ninh.
6.9. Quy hoạch tổng mặt bằng đối với các công trình xây mới, được quy định như sau:
a) Đối với công sở cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ hoặc tương đương:
- Bố trí riêng biệt, hoặc tập trung thành khu gồm một số cơ quan có mối liên hệ chức năng;
- Vị trí xây dựng phải được bố trí trên khu đất tiếp giáp với tuyến giao thông của đô thị.
b) Đối với công sở của cơ quan hành chính nhà nước cấp Tỉnh:
- Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân bố trí ở khu vực trung tâm chính trị, trong cùng một khuôn viên, bố trí sân vườn, cây xanh, ngoại thất, tạo sự gắn kết giữa các công trình thành một quần thể kiến trúc hài hòa với cảnh quan kiến trúc khu vực, tạo thành trung tâm hành chính của đô thị. Công sở cấp Tỉnh cần được nghiên cứu thiết kế hợp khối.
- Khối cơ quan chuyên môn gồm hai hay nhiều cơ quan, có mối quan hệ chức năng, hợp khối thành liên cơ quan, bố trí trong cùng một khuôn viên hoặc ở các vị trí khác nhau trong đô thị, thành khu hành chính tập trung.
c) Đối với công sở cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện:
- Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân được bố trí ở khu vực trung tâm, trong cùng một khuôn viên, theo hướng hợp khối thành liên cơ quan, tạo thành trung tâm hành chính của đô thị;
- Các cơ quan chuyên môn được bố trí trong một khối riêng, bố trí ở xung quanh, nhưng không cùng trong một khuôn viên với Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân;
- Chú ý quy hoạch tổ hợp mặt bằng các công trình để tạo ra quảng trường là trung tâm của đô thị.
6.10. Đối với công sở của cơ quan hành chính nhà nước hiện có ở các cấp, nếu ở vị trí thuận tiện, đủ diện tích và đảm bảo yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật khi tiến hành cải tạo, nâng cấp cần tính đến yêu cầu hiện đại hóa và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6.11. Bố cục tổng mặt bằng công sở cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ, Tỉnh và Huyện.
6.11.1. Bố cục tổng mặt bằng công sở cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ, Tỉnh và Huyện phải được xem xét tổng thể, kể cả những bộ phận kỹ thuật đặt ngoài công trình chính, có tính đến phát triển theo niên hạn sử dụng.
6.11.2. Tổ chức phân khu chức năng rõ ràng giữa các bộ phận trong công trình, có dây chuyền công tác hợp lý, thuận tiện trong giao tiếp. Đảm bảo mối liên hệ giữa khu vực lãnh đạo - chuyên viên và khu văn phòng, cơ mật đối với khu vực quan trọng và khu vực lưu trữ hồ sơ tài liệu.
6.11.3. Chú ý tổ chức tuyến giao thông riêng để khi vận chuyển hàng hóa, đồ phế thải trong khu vực công sở không làm cản trở hoạt động của cơ quan khác.
6.11.4. Trong khuôn viên công sở không bố trí bãi chứa hàng, kho tàng, nhà tạm.
Trên đây là nội dung quy định về yêu cầu về khu đất xây dựng và qui hoạch tổng mặt bằng cơ quan hành chính nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?