Rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia
Việc rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia được quy định tại Điều 6 Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật như sau:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan, thực hiện việc rà soát các tiêu chuẩn Việt Nam đã được ban hành theo Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1999 và theo luật, pháp lệnh khác để lập các danh mục sau:
a) Tiêu chuẩn Việt Nam không phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;
b) Tiêu chuẩn Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;
c) Tiêu chuẩn Việt Nam phải huỷ bỏ.
Việc rà soát và lập các danh mục phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2007.
2. Nguyên tắc và thời hạn chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia:
a) Tiêu chuẩn Việt Nam có nội dung phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế liên quan theo danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia mà không phải sửa đổi, bổ sung nội dung;
Việc chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2008.
b) Tiêu chuẩn Việt Nam có nội dung không phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế có liên quan theo danh mục quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xem xét để sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;
Việc sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm này thành tiêu chuẩn quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
c) Tiêu chuẩn Việt Nam không được áp dụng trong thực tiễn, có nội dung lạc hậu so với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hoặc có nội dung trái với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế có liên quan theo danh mục quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải được huỷ bỏ.
Việc huỷ bỏ các tiêu chuẩn Việt Nam phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2008.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện việc chuyển đổi, huỷ bỏ các tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Trình tự, thủ tục chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thành tiêu chuẩn quốc gia:
- Chuyển hoàn toàn nội dung của tiêu chuẩn Việt Nam thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
- Chuyển đổi hình thức trình bày theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
b) Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung để chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thành tiêu chuẩn quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
c) Trình tự, thủ tục huỷ bỏ tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Nghị định 127/2007/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?