Chuyển và theo dõi văn bản đi trong quân đội được quy định như thế nào?

Chuyển và theo dõi văn bản đi trong quân đội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Long Nhật, hiện tôi đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trong quân đội, việc chuyển và theo dõi văn bản đi được quy định cụ thể như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chuyển và theo dõi văn bản đi trong quân đội được quy định tại Điều 14 Thông tư 91/2012/TT-BQP Ban hành quy chế về công tác văn thư, lưu trữ và bảo mật tài liệu trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành với nội dung như sau:

- Văn bản đã đăng ký, đóng dấu phải làm thủ tục gửi đi trong ngày, chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo. Văn bản hẹn giờ, khẩn phải gửi trước; văn bản đi (không có độ mật) có thể chuyển đến nơi nhận bằng Fax hoặc chuyển qua mạng được bảo mật theo quy định.

- Thủ tục gửi văn bản

+ Văn bản gửi trực tiếp, người nhận văn bản ký nhận vào sổ Đăng ký văn bản đi;

+ Văn bản gửi gián tiếp phải cho vào bì và dán kín, đăng ký và ký nhận vào sổ Chuyển văn bản (Mẫu số 07, Phụ lục I Thông tư 91/2012/TT-BQP). Khi gửi văn bản có nội dung “Tối mật”, “Tuyệt mật” và nội dung quan trọng phải kèm theo Phiếu gửi (Mẫu số 17, Phụ lục I Thông tư 91/2012/TT-BQP);

+ Thủ tục bì gửi văn bản: Ngoài bì ghi tên cơ quan gửi, số văn bản và tên cơ quan, đơn vị nhận. Những bì đựng văn bản có mức độ mật, mức độ khẩn phải đóng dấu độ mật, độ khẩn tương ứng với độ khẩn, độ mật cao nhất của văn bản trong bì.

+ Thủ tục gửi văn bản có nội dung mật thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 68 Thông tư 91/2012/TT-BQP.

- Văn bản chỉ gửi đến cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải quyết. Trường hợp gửi ngoài mục đích giải quyết, như: “Để báo cáo”, “Để phối hợp”, “Để biết” thì ghi rõ mục đích gửi ở phần nơi nhận cuối văn bản.

- Gửi văn bản theo nguyên tắc gửi cấp trực tiếp. Trường hợp đặc biệt phải gửi vượt cấp thì đồng gửi cho cấp trên trực tiếp để báo cáo hoặc cấp dưới trực tiếp để biết.

- Văn bản gửi đến cơ quan, đơn vị không có thẩm quyền giải quyết thì nơi nhận được quyền trả lại nơi gửi.

- Cán bộ, nhân viên gửi văn bản có trách nhiệm theo dõi việc chuyển văn bản đi và xử lý kịp thời những trường hợp bị thất lạc, chậm thời gian giải quyết.

Trên đây là nội dung trả lời về vấn đề Chuyển và theo dõi văn bản đi trong quân đội. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 91/2012/TT-BQP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
177 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào