Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa cơ quan BHXH và cơ sở y tế theo định suất

Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa cơ quan BHXH và cơ sở y tế theo định suất được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hồng Nhung, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa cơ quan BHXH và cơ sở y tế theo định suất được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (nhung***@gmail.com)

Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa cơ quan BHXH và cơ sở y tế theo định suất được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành như sau:

1. Nguyên tắc chung:

a) Thanh toán theo định suất là thanh toán theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ

y tế trong một khoảng thời gian nhất định (sau đây gọi là suất phí);

b) Tổng quỹ định suất được thanh toán là số tiền tính theo số thẻ BHYT đăng ký và suất phí đã được xác định;

c) Cơ sở y tế được chủ động sử dụng nguồn kinh phí đã được xác định trong năm để cung cấp các dịch vụ y tế cho người bệnh có thẻ BHYT và không được thu thêm bất kỳ một khoản chi phí nào trong phạm vi quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT. Tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giám sát, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT.

2. Xác định quỹ định suất:

a) Quỹ định suất giao cho cơ sở y tế hằng năm bằng suất phí nhân (x) với tổng số thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu trong năm và được điều chỉnh theo hệ số k quy định tại Điểm d Khoản này;

b) Suất phí được xác định theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, bằng tổng chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo tuyến chuyên môn kỹ thuật năm trước chia (:) cho tổng số thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật năm trước;

c) Tổng chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo tuyến chuyên môn kỹ thuật năm trước là chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người có thẻ BHYT do tổ chức Bảo hiểm xã hội địa phương phát hành, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở y tế thuộc tuyến đó, bao gồm: chi phí tại các cơ sở y tế cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật trong và ngoài tỉnh, chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế khác ngoài nơi người bệnh đăng ký ban đầu, trừ các khoản chi phí quy định tại Điểm đ Khoản này;

d) Hệ số k là hệ số điều chỉnh do biến động về chi phí khám bệnh, chữa bệnh và các yếu tố liên quan khác của năm sau so với năm trước. Hệ số k áp dụng năm 2015 là 1,10; từ năm 2016 điều chỉnh theo chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế của năm trước liền kề do Tổng cục Thống kê công bố;

đ) Chi phí vận chuyển, chạy thận nhân tạo, ghép bộ phận cơ thể người, phẫu thuật tim, can thiệp tim mạch, điều trị bệnh ung thư, bệnh hemophilia và phần chi phí cùng chi trả của người bệnh không tính vào tổng quỹ định suất;

e) Quỹ định suất giao cho cơ sở y tế không vượt quá quỹ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở này theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản 4 Điều 11 Thông tư này trừ (-) đi phần chi ngoài định suất phát sinh trong năm. Trường hợp đặc biệt, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, điều chỉnh nhưng suất phí điều chỉnh không vượt quá mức chi bình quân chung theo tuyến chuyên môn kỹ thuật trên phạm vi cả nước do Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác định và thông báo hàng năm.

3. Theo dõi, điều chỉnh quỹ định suất:

Khi có sự thay đổi về số thẻ BHYT đăng ký tại cơ sở y tế, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế số thẻ BHYT và tổng quỹ định suất được sử dụng. Trường hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh thay đổi do thay đổi cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, ứng dụng dịch vụ y tế mới, thuốc mới và các yếu tố liên quan khác hoặc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của cơ sở y tế thì hai bên thống nhất xác định lại suất phí và điều chỉnh quỹ định suất cho phù hợp.

4. Sử dụng quỹ định suất:

a) Quỹ định suất được sử dụng để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ cho người có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đó, kể cả chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm y tế xã, tại các cơ sở y tế khác và thanh toán trực tiếp theo quy định tại các điều 14, 15 và Điều 16 Thông tư này. Tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ sở y tế những khoản chi phí phát sinh tại các cơ sở y tế khác và trừ vào quỹ định suất giao cho cơ sở y tế đó.

b) Trường hợp quỹ định suất có kết dư thì cơ sở y tế được hạch toán phần kết dư được để lại vào nguồn thu của đơn vị sự nghiệp. Số kết dư được để lại tối đa không quá 20% quỹ định suất, phần còn lại chuyển vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh chung của tỉnh để quản lý, sử dụng. Nếu quỹ định suất bao gồm cả chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã thì đơn vị được giao ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh tại các Trạm y tế xã có trách nhiệm trích một phần kết dư cho các Trạm y tế tuyến xã theo số thẻ đăng ký tại từng Trạm y tế.

c) Trường hợp quỹ định suất thiếu hụt:

- Do nguyên nhân khách quan như tăng tần suất khám bệnh, chữa bệnh, áp dụng kỹ thuật mới có chi phí lớn thì tổ chức Bảo hiểm xã hội xem xét và thanh toán tối thiểu 60% chi phí vượt quỹ;

- Do nguyên nhân bất khả kháng như dịch bệnh bùng phát, tỷ lệ người mắc bệnh nặng, chi phí lớn quá cao so với dự kiến ban đầu thì Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thống nhất với Sở Y tế xem xét, thanh toán bổ sung cho cơ sở y tế. Trường hợp quỹ khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh không đủ để bổ sung thì báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, giải quyết.

5. Cơ sở y tế chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các trường hợp có thẻ BHYT không đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở; chi phí ngoài định suất quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này để thanh toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung quy định về việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa cơ quan BHXH và cơ sở y tế theo định suất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC.

Trân trọng!

Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Ngưng hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với 2 cơ sở khám chữa bệnh tại TP.HCM từ 01/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kê đơn thuốc bảo hiểm y tế không đúng người bệnh bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đóng bảo hiểm ở TPHCM, đăng ký khám bệnh ở Đà Nẵng được không?
Hỏi đáp pháp luật
Khám thai trái tuyến có được hưởng bảo hiểm không
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp cấp cứu tại cơ sở KCB BHYT...?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp người bệnh đã được cấp cứu, điều trị tại cơ sở KCB BHYT khác với nơi...?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở KCB BHYT là những cơ sở nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu...?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT...?
Hỏi đáp pháp luật
Khám chữa bệnh BHYT đối với trẻ em dưới sáu tuổi.
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Thư Viện Pháp Luật
236 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào