Các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động theo Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động theo Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Bảo Ngọc. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động theo Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Bảo Ngọc (baongoc*****@gmail.com)

Theo quy định tại Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động được quy định cụ thể như sau:

- Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào.

- Cấm mọi hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

- Nghiêm cấm mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, truyền nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, tập nghề vào những hoạt động trái pháp luật.

- Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.

- Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên.

- Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên (Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.)

- Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

- Cấm sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm.

- Nghiêm cấm các hành vi bạo lực, hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công.

- Nghiêm cấm mọi hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công hoặc lãnh đạo cuộc đình công.

Nghiêm cấm việc tuyển và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc trái pháp luật.

- Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn về các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động theo Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
577 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào