Nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật Lao động 2012
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2012 thì nghĩa vụ của người lao động được quy định cụ thể như sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Bộ luật Lao động 2012 còn quy định về quyền của người lao động như sau:
- Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Đình công.
Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật Lao động 2012. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật Lao động 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?