Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán
Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2018, xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán được quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán;
b) Áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán;
c) Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán;
d) Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn về Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2018, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
1. Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng;
c) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Trên đây là nội dung tư vấn về Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?