Yêu cầu chung đối với khu Điều trị nội trú của bệnh viện quận huyện

Yêu cầu chung đối với khu Điều trị nội trú của bệnh viện quận huyện được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Trung Văn, tôi đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Gần đây, tôi có nhận dự án xây dựng bệnh viện quận. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, cụ thể là: Yêu cầu chung đối với khu Điều trị nội trú của bệnh viện quận huyện được quy định như thế nào? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc Quý Ban biên tập nhiều sức khỏe và thành công! (01266***)

Yêu cầu chung đối với khu Điều trị nội trú của bệnh viện quận huyện được quy định tại Tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9213:2012 về Bệnh viện quận huyện – Tiêu chuẩn thiết kế như sau:

6.3.1. Tuân thủ các yêu cầu chung của Khu điều trị nội trú được nêu trong 6.3 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong tiêu chuẩn này.

6.3.2. Khu Điều trị nội trú gồm các khoa sau:

1) Khoa Nội;                           

2) Khoa Ngoại; 

3) Khoa Phụ sản; 

4) Khoa Nhi; 

5) Khoa Răng - Hàm - Mặt, Tai - Mũi - Họng, Mắt;

6) Khoa Truyền nhiễm;

7) Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc;

8) Khoa Y học cổ truyền;

9) Khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng;

6.3.3. Khu Điều trị nội trú của Bệnh viện phải thiết kế thành đơn nguyên điều trị có quy mô từ 10 đến 35 giường theo yêu cầu của từng khoa riêng biệt. Các khoa có số giường lưu không đủ số giường tối thiểu của đơn nguyên điều trị thì cho phép bố trí liên khoa (từ 2 đến 3 khoa). Khu bệnh nhân liên khoa phải bố trí phòng bệnh riêng theo từng chuyên khoa. Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa xem Bảng 5.

CHÚ THÍCH: Đơn nguyên điều trị nội trú bao gồm các bộ phận sau:

- Phòng bệnh nhân và phòng sinh hoạt của bệnh nhân;

- Phòng làm việc, sinh hoạt của nhân viên;

- Các phòng nghiệp vụ của đơn nguyên.

Bảng 5 - Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa

Tên khoa

Quy mô lớn

từ 150 giường đến 250 giường

Quy mô nhỏ

từ 50 giường đến 150 giường

Số giường

(giường)

Tỷ lệ

(%)

Số giường

(giường)

Tỷ lệ

(%)

1. Khoa Nội

 

từ 28 đến 31

 

28

+ Nội Tổng quát

từ 20 đến 40

 

từ 14 đến 42

 

+…

37

 

-

 

2. Khoa Ngoại Tổng quát

từ 30 đến 50

20

từ 10 đến 30

20

3. Khoa Phụ Sản

từ 15 đến 25

10

từ 7 đến 18

từ 14 đến 12

4. Khoa Nhi

từ 15 đến 25

10

từ 5 đến 15

10

5. Khoa Mắt

từ 15 đến 25

10

từ 5 đến 15

10

6. Khoa Tai Mũi Họng

7. Khoa Răng Hàm Mặt

8. Khoa Truyền nhiễm

từ 9 đến 15

6

từ 3 đến 9

6

9. Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc

từ 9 đến 20

từ 6 đến 8

từ 3 đến 12

từ 6 đến 8

10. Khoa Y học cổ truyền

từ 15 đến 13

từ 10 đến 5

từ 3 đến 9

6

Tổng cộng

từ 150 đến 250

100

từ 50 đến 150

10

6.3.4. Khoa Y học cổ truyền trong Bệnh viện Quận huyện:

- Quy mô nhỏ (từ 50 giường đến 150 giường) được phép chung với Khoa Nội;

- Quy mô lớn (từ 150 giường đến 250 giường) có thể bố trí độc lập tùy từng bệnh viện. Khi bố trí độc lập cần tuân thủ các quy định chung của Khoa Y học cổ truyền được nêu trong TCVN 4470 : 2012.

6.3.5. Khu vực bệnh phòng của bệnh nhân phụ khoa nên bố trí một phòng từ 02 giường đến 04 giường. Không bố trí phòng xét nghiệm trong Khoa Phụ sản của Bệnh viện quận huyện.

6.3.6. Khoa Nhi

6.3.6.1. Tiêu chuẩn diện tích và số giường trong một phòng của đơn nguyên nhi được quy định như sau:

- Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: từ 3 m2/giường đến 4 m2/giường, bố trí tối đa 08 giường/phòng;

- Cho trẻ lớn: từ 5 m2/giường đến 6 m2/giường, bố trí tối đa 06 giường/phòng.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cần tổ chức chỗ ăn, nghỉ cho bà mẹ, phải được nêu trong báo cáo đầu tư và được Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

6.3.6.2. Số giường trẻ sơ sinh tính bằng số giường sản phụ.

6.3.6.3. Phòng sơ sinh thiếu tháng và sơ sinh cách ly phải ngăn riêng thành căn, mỗi căn không quá 02 giường. Phòng điều trị trẻ sơ sinh phải có cửa hoặc tường ngăn bằng kính để quan sát và theo dõi.

6.3.6.4. Các phòng phục vụ sinh hoạt trong đơn nguyên nhi gồm: Chỗ chuẩn bị đồ ăn và ăn, chỗ tắm, giặt, khu vệ sinh, kho…

6.3.7. Trong Liên Khoa Răng hàm mặt - Tai mũi họng - Mắt của bệnh viện quận huyện quy mô lớn nên bố trí phòng Xquang cho tối thiểu 01 máy Xquang răng, một labo răng giả cho từ 1 kỹ thuật viên đến 2 kỹ thuật viên.

6.3.8. Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc

6.3.8.1. Bộ phận tạm lưu cấp cứu bố trí khoảng 03 đến 04 giường tạm lưu cấp cứu để giải quyết tại chỗ các cấp cứu đưa từ bên ngoài vào.

6.3.8.2. Diện tích các phòng trong khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc được quy định trong Bảng 6.

6.3.9. Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng của Bệnh viện Quận huyện quy mô nhỏ có thể ghép với khoa Nội với quy mô từ 5 giường đến 10 giường. Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng được quy định trong Bảng 7 với chỉ tiêu diện tích tối thiểu các phòng được quy định trong Bảng 21 TCVN 4470 : 2012.

Bảng 6 - Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc

Tên phòng

Diện tích tối thiểu

m2/phòng

Quy mô lớn

từ 150 giường đến 250 giường

Quy mô nhỏ

từ 50 giường đến 150 giường

Đơn vị cấp cứu

1. Sảnh

từ 24 đến 36

2. Phòng đợi cho người nhà bệnh nhân

xem 6.2.6

3. Phòng sơ cứu, phân loại

từ 18 đến 24

4. Phòng tạm lưu cấp cứu

15 m2/giường x 04 giường

15 m2/giường x 03 giường

Đơn vị hồi sức

5. Chăm sóc tích cực

15 m2/giường

15 m2/giường

6. Phòng thủ thuật

từ 18 đến 24

7. Phòng trực theo dõi

từ 18 đến 24

từ 24 đến 36

8. Phòng trưởng khoa

18

9. Phòng bác sỹ

24

10. Phòng y tá, hộ lý

từ 15 đến 24

11. Phòng Hội chẩn, giao ban, đào tạo

từ 24 đến 36

12. Kho sạch

từ 12 đến 18

13. Kho bẩn

từ 12 đến 18

14. Vệ sinh, thay đồ nhân viên a)

(Nam/nữ riêng biệt)

18 m2/khu x 02 khu

CHÚ THÍCH: a) và không nhỏ hơn 1,0 m2/ nhân viên.

Bảng 7 - Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng

Tên phòng

Số chỗ

1. Phòng điều trị bằng quang điện

- Chỗ điều trị bằng tia hồng ngoại

2

- Chỗ điều trị bằng tử ngoại

1

- Chỗ điều trị bằng điện

1

- Chỗ điều trị bằng các máy khác

-

2. Phòng điều trị nhiệt

- Bó paraphin, ngải cứu

2

- Xông

1

3. Phòng điều trị vận động và thể dục

- Phòng thể dục

 

- Xoa bóp

2

4. Phong thủy trị liệu

 

- Chỗ tắm, ngâm nước

3

- Chỗ tắm bùn khoáng

4

Trên đây là nội dung quy định về khu Điều trị nội trú của bệnh viện quận huyện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 9213:2012.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
160 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào